Thay chậu cho sen đá là việc diễn ra khá bình thường cho những ai đang chăm hoặc ươm sen đá từ lá. Việc thay chậu cho sen đá giúp sen đá phát triển tốt hơn với những giá thể ( đất trồng sen đá ) mới nhiều dinh dưỡng hơn và kích thước phù hợp hơn với bộ dễ của sen đá theo từng giai đoạn phát triển.
Những Lưu Ý Trước Khi Thay Chậu Cho Sen Đá
Trước khi tiến hành thay chậu cho sen đá bạn cần lưu ý hai yếu tố quan trọng nhất là thời gian thay chậu và quá trình theo dõi chăm sóc sen đá sau khi thay. Đây là lúc mà sen đá dễ bị chết hoặc tổn thương nhất khi chưa thích ứng với môi trường mới.
- Thời gian thay chậu: Thay chậu vào thời điểm mua xuân hoặc đầu hè khi mà nhiệt độ môi trường giao động từ 20 – 25 độ. ( Với một số loại sen đá khác vui lòng tìm hiểu thêm về khung nhiệt độ sinh trưởng của cây ). Và thời điểm thay chậu tốt nhất trong ngày là buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Để tránh trước hợp nắng nóng và thời điểm cây trao đỗi chất nhiều nhất khi có ánh sáng.
- Theo dõi sen đá sau khi thay chậu: Thời gian theo dõi có thể vài tuần. Thông thường là từ 1-2 tuần sen đá mới biểu hiện được tình trạng sau khi thay chậu. Khi này phải theo dõi tổng quan từ tình trạng lá để nhận định được là bị úng nước hay sốc nhiệt. Đa số sau khi thay chậu cây sẽ bị sốc nước nước và chất dinh dưởng nhiều hơn.
Các Bước Thực Hiện Việc Thay Chậu Cho Sen Đá
Để thực hiện việc thay chậu cho sen đá bạn cần chuẩn bị đầy đủ từ: Chậu mới, Đất trồng ( Giá thể ), Dụng cụ. Việc này đảm bảo trong quá trình thay chậu không để lại sai sót nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây sau này.
- Chậu mới: Khi lựa chọn chậu sen đá mới bạn nên lựa chọn kích thước lớn hơn so với đường kính của sen đá từ 2 – 5 cm để đảm bảo trong quá trình sinh trưởng việc phát triển không bị ảnh hưởng. Lựa chọn những chậu có độ thoáng. Lời khuyên của mình là các bạn nên lựa chọn những vật liệu làm chậu từ: gỗ , gốm, sứ, sành… tránh lựa chọn những vật liệu như nhựa, kinh loại, kính… bởi những vật liệu này không tạo ra sự thông thoáng cho bộ rễ của cây trong quá trình phát triển sau này.
- Giá thể mới ( đất trồng ): Rất nhiều người nhầm lẫn rằng khi thay đất cho sen đá các bạn bổ sung thêm khá nhiều chất dinh dưởng như phân hữu cơ. Điều này tối kỵ bởi sẽ làm sen đá bị sốc chất dinh dưởng. Thông thường bạn chỉ nên bỏ lẫn với đất trồng một ít để đảm bảo sen đá không bị sốc khi chuyển từ đất cũ sang đất mới. Với giá thể của sen đá cần sự thông thoáng và có sự thoát nước tốt.
- Dụng cụ trồng: Những dụng cụ, phụ kiện sen đá cần thiết để có thể trồng sen đá. Tuy nhiên hãy vệ sinh nó thật kỷ nếu như bạn đã dùng nó cho những cây sen đá bị bệnh khác. Thông thường nên vệ sinh dụng cụ sạch trước khi sử dụng để tránh tình trạng lây nấm, vi khuẩn chéo từ những cây sen đá đang có mầm bệnh.
Bước 1: Lấy Cây Ra Khỏi Chậu Và Xử Lý Rễ Cây
Trước khi lấy cây ra khỏi chậu bạn nên ngắt bớt lá bị hư hỏng hoặc héo hay những lá già để giúp dễ dàng lấy cây ra khỏi chậu củ. Lưu ý: Khi ngắt bớt lá nên ngắn lá sao cho vết ngắt sát thân tránh bị rách lá. Nếu rách lá thì ngắt lại cho sát thân.
Bạn nhẹ nhàng xoay để tách phần bầu đất và thành chậu cũ. Nếu khó quá có thể vổ nhẹ bên ngoài để quá trình dễ dàng hơn. Cẩn thận không làm gãy rễ chính của cây khi lấy ra.
Sau khi lấy bầu cây ra khỏi chậu bạn bắt đầu dẫu hết đất trồng củ khỏi cây và kiểm tra có dễ hư hoặc thối thì có thể cắt bỏ nó bằng kéo đã qua vệ sinh sạch sẽ tránh bị nhiễm bệnh chéo.
Sau đó đẻ câu ở nơi kho ráo từ 1-2h hoặc có thể lâu hơn cho đến khi vết cắt của rễ và vết ngắt của lá cây khô lại thì bắt đầu tiến hành đưa vào chậu mới. Lưu ý: Bạn nên để cây ở môi trường ánh sáng gián tiếp không phơi trong môi trường ánh sáng trực tiếp.
Bước 2: Thêm Đất Vào Chậu Và Tiến Hành Trồng
Đầu tiên bạn nên thêm một lớp đất xốp và thoáng khí cũng như thoáng nước ở dưới đáy chậu mới cao từ 2-3cm căn làm sao để khi đưa cây vào thì tán lá thấp nhất của cây vẫn cao hơn mặt chậu từ 2-3cm. Sau đó tiến hành đặt cây ở giữa và thêm đất trồng sen đá vào xung quanh. Nhớ là đừng nén quá chặt dễ làm bí khí cho dễ cây mới.
Sau khi quá trình trồng xong không được phép tưới nước mà bạn nên để từ 2-3 ngày để các vất cắt lành lại sau đó mới phun dạng sương nước lên bề mặt đất cho hơi ẩm. Lưu ý: Không tưới quá nhiều cũng như đừng tưới lên lá cây, chỉ phun sương trên bề mặt đất của chậu mới mà thôi.
Sau khi trồng xong bạn di chuyển cây ra nơi tránh ánh sáng trực tiếp ở cường độ mạnh và nơi đó có sự thông thoáng không bị ẩm để giúp cây thích nghi lại chậu mới.
Cách Thay Chậu Mới Cho Cây Đơn Giản Hơn
Trên đây là những cách thay đỗi chậu cho cây theo đúng quy trình bài bản và an toàn nhất. Tuy nhiên nếu cây của bạn đã thích nghi với môi trường rồi và bạn muốn đổi sang chậu to hơn do kích thước của cây to hơn thì có thể sử dụng cách sau đơn giản hơn.
- Bước 1: Bạn ngắt bớt các lá vàng hoặc úng sau đó nhấc cây ra khỏi chậu. Để cây và bầu củ ngoài trời chổ thoáng và tránh ánh sáng trực tiếp từ 1-2 tiếng.
- Bước 2: Tiến hành đưa vào chậu mới để trồng. Lưu ý là cho một lớp phủ ở dưới đáy chậu như các bước ở trên và đặt cây vào sau đó thêm đất và nén nhẹ ở xung quanh.
- Bước 3: Tiến hành tưới nhẹ với độ ẩm ít lên bề mặt của đất tránh vào lá. Sau khi xong bạn để lại chậu mới vào vị trí củ của cây và tiến hành theo dõi.
Thông thường cách này hay sử dụng ở nhà vườn khi mà những cây này đã thích nghi với môi trường từ 4-5 tháng trở lên. Nếu với những cây mới mua bạn nên áp dụng cách bài bản ở trên. Còn đối với những cây bạn trồng lâu rồi và việc đỗi chậu là do cây lớn hơn cần chậu lớn hơn thì có thể sử dụng cách này để tiết kiệm thời gian nhất mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.