Sen đá bị nấm là một vấn đề phổ biến và có thể làm cây suy yếu hoặc chết nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng nấm ở sen đá chiếm đến 40% những nguyên nhân làm cho sen đá yếu dần và chết. Nhưng ít ai biết nguyên nhân từ đâu. Dưới đây là một vài dấu hiệu để bạn nhận biết sen đá của mình đã bị nấm. Tất nhiên tổng hợp này chưa đầy đủ nhất.
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sen Đá Bị Nấm
Bằng cách theo dõi liên tục tốc độ tăng trưởng cũng như hình thức bên ngoài của sen đá. Một phần nào đó bạn cũng có thể nhận diện được một vài loại nấm hay xuất hiện trên sen đá. Dưới đây là một vài dấu hiệu cơ bản để bạn có thể nhận diện chính xác loại nấm bạn đang gặp phải trên sen đá.
Xuất Hiện Đốm Đen Hoặc Đốm Nâu Trên Lá
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi sen đá bị nấm là các đốm đen hoặc nâu xuất hiện trên lá. Những đốm này có thể lớn dần, khiến lá bị thối và rụng.
Các loại nấm phổ biến gây ra hiện tượng này như nấm Alternaria, nấm Botrytis hoặc các loại nấm khác liên quan đến môi trường ẩm ướt.
Lá Bị Mềm Thối Và Rụng
Khi sen đá bị nhiễm nấm, lá cây có thể trở nên mềm, nhũn và dễ rụng. Điều này thường xảy ra khi có sự tấn công của nấm Fusarium hoặc Phytophthora, đặc biệt khi cây bị tưới quá nhiều nước hoặc không thoát nước tốt.
Lớp Mốc Trắng Hoặc Xám Trên Bề Mặt Lá Hoặc Thân
Một số loại nấm gây ra hiện tượng mốc trắng hoặc xám trên lá, thân hoặc gốc cây. Loại nấm mốc này thường lan nhanh, làm cây yếu đi và không thể quang hợp tốt.
Nấm Botrytis và nấm Powdery mildew là hai loại nấm thường gặp gây ra hiện tượng mốc trắng này.
Gốc Và Rễ Thối Mềm Nhũn
Nếu gốc hoặc rễ sen đá bị mềm, nhũn hoặc có mùi hôi, đó là dấu hiệu của nhiễm nấm Phytophthora hoặc nấm Fusarium. Những loại nấm này tấn công vào gốc cây khi điều kiện ẩm ướt kéo dài, gây thối và làm cây chết dần.
Cây Bị Còi Và Héo Dần
Khi sen đá bị nhiễm nấm, quá trình quang hợp và trao đổi chất của cây bị ảnh hưởng, khiến cây ngừng phát triển, có thể héo úa dù vẫn được chăm sóc đầy đủ.
Xuất Hiện Côn Trùng
Côn trùng như rệp sáp thường tấn công những cây sen đá bị yếu hoặc nhiễm nấm. Chúng tiết ra chất nhờn khiến nấm dễ phát triển hơn, tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa côn trùng và nấm. Nhiều người nghĩ rằng là côn trùng chỉ cắn cây mà không hiểu rằng hơn 20% nấm đều xuất phát từ côn trùng bằng tuyến nước bọt hoặc hệ cộng sinh.
Những Nguồn Gốc Làm Sen Đá Bị Nấm
Vậy nấm trên sen đá đến từ đâu? Với hơn 10 năm trong kinh nghiệm ươm và trồng sen đá chúng tôi có một vài câu trả lời nguồn gốc của nấm đến từ đâu như: Đất, giống cây, nước, tiếp xúc,
- Nguồn gốc nấm từ đất trồng ( Giá Thể ): Nhiều nhà vườn ươm trước khi xuất sen đá cho khách hàng thường có thói quen rũ toàn bộ bầu đất củ đi để vận chuyển sen đá nhằm giảm bớt khối lượng và giảm bị úng rễ trong quá trình vận chuyển. Nhưng những cá thế đất trồng đó đều được tận dụng lại mà không hề xử lý. Nhiều đất trồng sen đá được trộn từ đất vườn hoặc đất trồng bình thường mà không xử lý nấm mốc, ph hay những hạt giống cỏ dại trong đất. Nên luôn tiềm ẩn những mầm bệnh từ đất trồng. Nên việc nắm kiến thức đất trồng sen đá rất quan trọng để kiểm soát dịch bệnh và chất dinh dưỡng cho cây.
- Nguồn Gốc Từ Giống Cây: Nhiều loại sen đá trong quá trình ươm thường sẻ được để trong một vĩ riêng của loại sen đá đó. Khi kích thước bắt đầu tăng và khoảng cách các cây không có thì những cây bị nấm lây sang những cây không bị bằng cách tiếp xúc gần với nhau. Khi lớn lên bắt đầu mới tách bầu to hơn thì khi ấy cây non đã bị nhiễm nấm rồi. Và nấm chỉ phát triển khi điều kiện khí hậu ẩm hoặc môi trường phù nó mới phát ra ngoài. Nên khi mua sen đá online cần tìm những đơn vị uy tín có bảo hành.
- Nguồn Gốc Từ Nước: Một số loại rong rêu hoặc một số loại xô chậu tưới nước của sen đá bị dính vào những loại vi khuẩn hoặc nấm trong quá trình để kho bên ngoài. Tuy nhiên tình trạng này ít sãy ra hơn nhiều so với đất.
- Nguồn Gốc Từ Tiếp Xúc: Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn. Bởi trong quá trình chăm sóc sen đá dù cả vườn ươm hoặc tại nhà. Nhiều người không để ý rằng khi chạm vào những cây bị nấm và chạm vào những cây không bị thì đều bị lây. Nhất là một số loại nấm chuyên phá hại lá. Hoặc những dụng cụ chăm sóc như cào, xẻng…
Đây là một số nguyên nhân cơ bản và tổng quát nhất của tình trạng xuất hiện nấm trên sen đá. Bạn cần lưu ý tránh bị lây hoặc ảnh hưởng để cả vườn của mình.
Cách Xử Lý Sen Đá Bị Nấm
Cái khó nhất là nhận dạng được loại nấm đó là loại nào. Tại Việt Nam không có quá nhiều lựa chọn về những thuốc về nấm cho sen đá hay những cây mọng nước. Nên khi cây sen đá bị nấm đa số người chơi đều chấp nhận hy sinh và tách lá khỏe mạnh để ươm cây mới thay vì chữa.
Dưới đây là các bước bạn nên thực hiện khi sen đá bị nấm:
- Cách ly cây bị nhiễm khỏi các cây khác để tránh lây lan.
- Loại bỏ các lá bị thối hoặc nhiễm nấm bằng cách cắt bỏ phần bị hư hỏng.
- Giảm tần suất tưới nước và đảm bảo cây được trồng ở nơi có ánh sáng tốt, thoáng khí.
- Sử dụng thuốc trị nấm dành cho cây cảnh hoặc tự nhiên như dầu neem, baking soda pha loãng hoặc dung dịch lưu huỳnh để xử lý nấm.
Việc phát hiện và xử lý sớm sẽ giúp cây sen đá có cơ hội hồi phục và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên bạn cũng nên phòng tránh trước các trường hợp bị nấm.
Những Giải Pháp Phòng Bệnh Nấm Trên Sen Đá
Dưới đây mình sẽ chia sẽ một vài kinh nghiệm để các bạn có thể phòng bệnh nấm trên sen đá tốt nhất. Quan trọng nhất là không gian. Bạn không nên đặt sen đá trong môi trường ẩm thấp với độ ẩm không khí cao mà không có sự thông thoáng từ không khí. Điều này dễ mang tiềm tàng bị nấm rất cao.
Điều quan trọng nữa là Đất và khoảng cách trồng các chậu sen đá. Tránh việc các chậu sen đá tiếp xúc nhau. Rất nhiều người chơi sen đá hay để sen đá sát với nhau làm tăng khả năng tiếp xúc của sen đá dẫn đến việc khi bị nấm rất dễ lây lan.
Kiểm soát chặt đất trồng ( cá thể ) sen đá. Bạn có thể sử dụng những loại đất trồng đã trộn sẵn hoặc tự mình xử lý đất hết mầm bệnh trước khi trồng. Vì bệnh nấm trên sen đá đến nhiều từ đất. Đất mang những mầm bệnh chưa được xử lý. Bạn có thể sử dụng vôi bột và phơi nắng thật kỷ hoặc có thể sấy khô trước khi làm ẩm để trồng nhằm hạn chế tốt đa mầm bệnh trừ trong đất trồng.