Sen đá bị cháy nắng là hiện tượng diễn ra nhiều với những bạn không có thời gian chăm sóc hoặc có thói quen để sen đá ngoài trời không có mái che. Tuy nhiên cũng có cái hay và cái được của nó. Dưới đây mình sẽ chia sẽ vấn đề về cháy nắng của sen đá.
Tại Sao Sen Đá Bị Cháy Nắng?
Có một điều đặc biệt mà ít người biết rằng sen đá được nhập về từ các khí hậu và môi trường sa mạc đầy sự khắc nghiệt khi mà chênh nhiệt độ ngày đêm rất cao. Nhưng khi về Việt Nam hoặc bị thuần hóa thì khả năng chống lại việc ánh nắng gay gắt lại bị mất dần đi. Vậy đâu là lý do. Đó chính là quá trình khí hậu ôn đới khác nhiệt đới. Tại các nước ôn đời xa xích đạo thì ánh sáng cường độ không lớn nên ít ảnh hưởng đến sen đá. Khi về Việt nam bị thuần hóa như:
- Sử dụng nhà lồng để ươm có mái che nên giảm đi khả năng chịu đựng của sen đá.
- Môi trường nhiệt độ và độ ẩm thay đỗi cũng góp phẩn làm sen đá giảm đi khả năng chịu ánh sáng trực tiếp.
Hiện tượng sen đá bị cháy nắng do để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến sen đá vào quảng thời gian cường độ ánh sáng lớn. Thường là buổi trưa nắng gay gắt. Đây là nguyên nhân chính tạo ra sự cháy nắng trên sen đá.
Đặc biệt: Có những người chơi sen đá họ để sen đá ngoài trời suốt không bị sao cả. Đây là những giống sen đá được được trồng lâu rồi từ 5-6 tháng là đã thích nghi và tự sinh tự diệt. Những cây sen đá này sau thời gian ngoài trời không bạt không che chắn vẫn sống bình thường và thậm trí nó chỉ cần bón phân chậm là phát triển bình thường. Đây là những cây đã được thuần sen đá và rất dễ chăm sóc. Cá nhân mình thích trồng những cây đã thuần như này hơn.
Những Dấu Hiệu Sen Đá Đã Bị Cháy Nắng
Có khá nhiều dấu hiệu để bạn có thể nhận ra sen đá bị cháy nắng. Tùy vào họ và loại sen đá bạn trồng mà nó có một vài đặc tính riêng để nhận diện sen đá đã bị cháy nắng. Nhiều người vẫn nhầm lẫn việc bị cháy nắng và úng nước. Bởi hình thức màu sắc có thể như nhau nhưng kiểu dáng lá hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn nhận biết sen đá bị cháy nắng:
- Lá có màu vàng hoặc nâu: Khi sen đá bị vàng lá hoặc nâu sau đó có thể xuất hiện những đốm nâu đặc biệt ở các cạnh lá thì đây là do cháy nắng. Còn nếu các đốm nâu hoặc biến đỗi màu sắc mà diễn ra ở cuống lá và lan dần sang cạnh lá thì có thể là bị úng.
- Lá khô héo: Khi lá trở nên khô cứng và teo lại thì chứng tỏ nó bị cháy rồi đó. Khi này lá rất dễ dụng. Chỉ động vào là dụng à.
- Lớp phấn trên lá bị mất: Với một số cây có phấn trắng trên lá cây bị phai dần hoặc mất đi thì cây đang bị cháy nắng. Bởi lớp phấn này nhằm bảo vệ lá cây khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Nên khi mấy hoặc phai dần hoặc cũng có thể là bóng loáng nhạt màu thì cũng biểu hiện là cây đang bị cháy nắng.
- Lá bị co lại: Nếu cây không đủ nước, lá có thể co lại hoặc héo mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu nước. Nhưng khác điều là lá co bắt đầu từ đỉnh lá rồi vào dẫn chân lá thì là do cháy nắng.
Tất nhiên hiện tượng cháy nắng tùy vào từng loại cây mà nó biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Bạn cần theo dõi kỷ hơn.
Một Số Giải Pháp Chữa Trị Sen Đá Bị Cháy Nắng
Một số giải pháp xử lý kịp thời cho tình trạng sen đá bị cháy nắng. Nên nhớ rằng đây là bệnh lý tự nhiên không phải bệnh lý do nấm mốc hay vi rút, vi khuẩn nên không có bất kỳ loại thuốc nào để trị.
- Di chuyển cây vào chổ mát: Giải pháp tốt nhất là di chuyển vào nơi có ánh sáng nhẹ không phải ánh sáng trực tiếp. Hoặc thời điểm ánh sáng cao và cường độ lớn thì có thể di chuyển vào trong nhà và chỉ phơi cây khi ánh sáng buổi sáng trước 10h sáng và 16h chiều mà thôi. Bạn cũng có thể làm mái bạt hoặc mái che cho sen đá với tấm lưới đen để hạn chế ánh sáng trực tiếp hay được sử dụng khi trồng bonsai.
- Cắt tỉa lá hư hại: Loại bỏ ngay những lá đã bị cháy và khử khuẩn tại vết đứt của lá điều này giúp cây gọn gàng hơn và giảm nguy cơ nhiễm các bệnh từ vết cắt của cây. Sau khi cắt nên đưa cây ra môi trường thoáng và có ánh sáng phù hợp. Kinh nghiệm: khi cắt để khử trùng vết đứt của lá bạn nên sử dụng cồn nhẹ và có thể lau trực tiếp lên trên dao trước khi cắt. Không bôi trực tiếp cồn vào vết cắt. Đợi dao khô hãy cắt nhé.
- Theo dõi và bổ sung nước và phân: Sau khi xử lý loại bỏ lá khô và di chuyển cây ra khu vực có độ sáng vừa phải bạn cần theo dõi tình trạng của cây. Cũng như không tưới nước và phân trong giai đoạn này. Chỉ khi nào cây phát triển trở lại bạn mới tưới nước và phân cho cây ở dạng bón phân loãng hòa tan trong nước với lượng vừa phải để cây phục hồi tốt nhất.
Cháy nắng là một vấn đề phổ biến với sen đá bạn đừng có quá lo lắng vì nếu trồng sen đá lâu bạn thấy chỉ có úng nước và cháy lá do cháy nắng thường xuất hiện nhiều hơn những căn bệnh khác. Hãy luôn theo dõi cây và điều chỉnh điều kiện chăm sóc sen đá phù hợp để giúp sen đá của bạn phát triển tốt nhất.